Việc đọc các
cuốn sách đạt giải Nobel văn học mang lại nhiều lợi ích vô cùng quý báu.
Thứ hai, việc
đọc những tác phẩm văn học xuất sắc này giúp ta mở rộng tầm nhìn văn hóa và
nghệ thuật, khám phá những góc khuất của những nền văn hóa khác nhau trên thế
giới. Bên cạnh đó, những cuốn sách này thường được viết bởi những tác giả tài
năng và có ảnh hưởng sâu rộng, từ đó giúp ta tiếp cận với những tư duy sáng tạo
và phong cách văn học độc đáo.
Cuối cùng,
việc đọc những tác phẩm Nobel văn học là một cách tuyệt vời để tận hưởng sự đa
dạng và sức mạnh của ngôn ngữ, từ đó nâng cao khả năng suy luận, phê phán và
sáng tạo của chúng ta.
Dưới đây là
10 tác phẩm đạt giải Nobel Văn Học mà chúng ta nên trải nghiệm 1 lần.
1. MÃI ĐỪNG
XA TÔI
Mãi Đừng Xa Tôi là câu chuyện mang tính khoa học giả tưởng, lấy bối cảnh nước Anh cuối thế kỷ 20.
Kathy, Ruth và Tommy xuất thân từ một ngôi trường đặc
biệt: trường nội trí Hailsham. Những con người ở đó đều có chung một số phận
được định đoạt. Họ chấp nhận số phận, nhưng vẫn khát khao trì hoãn. Với giọng
điệu bình thản như mặt biển sóng ngầm, câu chuyện kể về một hiện thực đáng sợ
diễn ra trong một thế giới “giả tưởng”, nhưng cũng không xa lắm thế giới “thật
tưởng” mà chúng ta đang sống. Câu chuyện ám ảnh chúng ta bởi tiếng kêu đau đớn
đến xé lòng về tình yêu và hạnh phúc. Nó buộc chúng ta phải suy nghĩ lại về giá
trị Người của chính mình.
Câu chuyện
khép lại trong một kết thúc không thể nào khác được càng khiến cho ta hiểu thêm
về giá trị nhân văn, nhân đạo, giá trị của con người. Tác phẩm rất xứng đáng là
một trong 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923. Một cuốn , giả tưởng
mà tất cả chúng ta nên đọc qua ít nhất một lần.
2. CÁC HUNG
THẦN LÊN CƠN KHÁT
Anatole
France là một trong những nhà văn lớn nhất của nước Pháp thời cận đại, ông sinh
ở Paris ngày 16 tháng 4 năm 1844, ngày 13 tháng 10 năm 1924 ở Tours,
Indre-et-Loire, Pháp. Năm 1921 ông được trao giải Nobel Văn học vì “những tác
phẩm xuất sắc mang phong cách tinh tế, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc và khí chất
Gô-loa đích thực”… Đến năm 1922, sách của ông đã nằm trong danh sách cấm của
Giáo Hội Công Giáo La Mã, bởi trước tác của ông chống lại sự mê hoặc tôn giáo,
giáo điều chủ nghĩa; dưới ngòi bút châm biếm đả kích, trào lộng, A. France mỉa
mai những luận điệu thần thánh, những thiết chế Nhà nước, những thối nát của
nhà thờ cùng với sự đớn hèn của loài người.
Các hung thần lên cơn khát là một thiên hùng ca bi tráng
về thời kỳ Công xã Paris. Nhân vật chính của câu chuyện là Évariste Gamelin,
một họa sĩ trẻ tràn trề sức sống và lý tưởng, một người con hiếu thảo sống cùng
mẹ già nghèo khó, một người bạn vô hại dễ thương, một công dân nhiệt tình yêu
nước, một chiến sĩ tuyệt đối trung thành với Cách mạng được bổ nhiệm làm hội
thẩm của Tòa án Cách mạng Pháp. Tư tưởng cực đoan và sự sùng bái cá nhân của
Gamelin đối với các nhà lãnh đạo công xã Robespierre, Marat, và cơn ghen cuồng
điên trong mối tình si chớm nở đã từng bước đưa anh từ một nghệ sĩ mộng mơ
thành một tên giết người hàng loạt. Vì chế độ Cộng hòa, anh hy sinh không hối
tiếc bao nhiêu sinh mạng, kể cả bạn bè, và nếu cần, cả em gái mình để làm lễ
dâng lên bàn thờ Tổ quốc
3. TRĂM NĂM
CÔ ĐƠN
Cho đến nay
Trăm Năm Cô Đơn vẫn là cuốn tiểu thuyết lớn nhất của Gabriel Garcia Márquez,
nhà văn Columbia, người được giải Nobel về văn học năm 1982. Trăm Năm Cô Đơn ra
đời (1967) đã gây dư luận sôi nổi trên văn đàn Mỹ Latinh và lập tức được cả thế
giới hâm mộ. Sau gần hai mươi năm, Trăm Năm Cô Đơn đã có mặt ở khắp nơi trên
hành tinh chúng ta để đến với mọi người và mọi nhà.
Trăm Năm Cô Đơn là lời kêu gọi mọi người hãy sống đúng bản
chất người – tổng hòa các mối quan hệ xã hội – của mình, hãy vượt qua mọi định
kiến, thành kiến cá nhân, hãy lấp bằng mọi hố ngăn cách cá nhân để cá nhân mình
tự hòa đồng với gia đình, với cộng đồng xã hội. Vì lẽ đó Garcia Márquez từng
tuyên bố cuốn sách mà ông để cả đời sáng tác là cuốn sách về cái cô đơn và
thông qua cái cô đơn ông kêu gọi mọi người đoàn kết, đoàn kết để đấu tranh,
đoàn kết để chiến thắng tình trạng chậm phát triển của Mỹ Latinh, đoàn kết để
sáng tạo ra một thiên huyền thoại khác hẳn. Một huyền thoại mới, hấp dẫn của
cuộc sống, nơi không ai bị kẻ khác định đoạt số phận mình ngay cả cái cách thức
chết, nơi tình yêu có lối thoát và hạnh phúc là cái có khả năng thực sự, và nơi
những dòng họ bị kết án trăm năm cô đơn cuối cùng và mãi mãi sẽ có vận may lần
thứ hai để tái sinh trên mặt đất này
4. NGƯỜI
XA LẠ
Người xa lạ
của Albert Camus được khởi thảo năm 1938, hoàn tất năm 1940 và xuất bản lần đầu
năm 1942.
Tiểu thuyết khắc họa chân dung nhân vật Meursault trong
khoảng thời gian kể từ ngày mẹ của Meursault chết ở trại tế bần dành cho
người già cho đến gần cái chết của chính anh ta.
Cuốn sách được chia thành 2 phần với 11 chương, với
kiểu tự thuật về cuộc đời của nhân vật tôi – Meursault, một nhân viên thư ký
lãnh việc gửi hàng hóa.
5. SÔNG ĐÔNG
ÊM ĐỀM
Sông Đông êm
đềm là bộ tiểu thuyết vĩ đại nhất của nhà văn Nga Mikhail Aleksandrovich
Sholokhov. Với tác phẩm này, Sholokhov đã được tặng Giải Nobel văn học năm
1965.
Sông Đông êm đềm miêu tả một giai đoạn lịch sử mười năm từ
1912 đến 1922 trong phạm vi địa lý rộng lớn: mặt trận miền Tây nước Nga trong
Thế chiến thứ nhất, Ukraina, Ba Lan, România cho đến Sankt-Peterburg, Moskva
nhưng chủ yếu diễn ra ở hai bờ sông Đông và tập trung vào một làng Cossack ven
sông
Trong phần
đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ
thời người ông nội với cô vợ người Thổ Nhĩ Kì bị người dân Cossack xa lánh và
dị nghị do lối sống kì lạ. Gregori Melekhov là con thứ hai trong một gia đình
ông nội là người Cossack, bà nội là người Thổ Nhĩ Kỳ. Gregori đem lòng yêu
Aksinia, vợ một người hàng xóm và nhằm ngăn cản mối quan hệ này, gia đình
Melekhov cưới Natalia cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và
Aksinia cùng bỏ nhà đi làm thuê. Tủi nhục, phẫn uất, Natalia đã quyên sinh
nhưng không chết.
6. ÂM
THANH VÀ CUỒNG NỘ
Khi nhắc đến
các tác phẩm của W. Faulkner thì ta gọi nhớ đến bút pháp độc đáo và sáng tạo,
đem tới nhiều thử thách cho độc giả. Và trong đó có cuốn tiểu thuyết “Âm thanh
và cuồng nộ” đã mang đến cho cho ông danh tiếng lừng lẫy. Tuy nhiên, đến tận
bây giờ, cuốn sách vẫn là một thách đố đầy quyến rũ cho bất kỳ độc giả nào muốn
thâm nhập vào thế giới âm u, náo động, mãnh liệt và thấm đẫm tình người của
W.Faulkner.
Nhan đề của cuốn sách được trích từ một câu thơ của W.
Shakespeare, trong vở kịch Macbeth, đó là một định nghĩa về cuộc đời: “It is a
tale told by an idiot, full of sound and fury, signifying nothing” (Đó là câu
chuyện do một thằng ngây kể, đầy những kêu la và cuồng nộ, chẳng có ý nghĩa
gì).
Tiểu thuyết gồm bốn chương thì có tới ba chương là độc
thoại nội tâm của nhân vật. Ở đó có những tiếng gào khóc và điên giận, những ý
nghĩ rời rạc, mù mờ, chắp nối, hỗn độn, những hồi ức, liên tưởng nhảy cóc từ
thời điểm này sang thời điểm khác, xuôi ngược trên dòng thời gian, lẫn lộn quá
khứ, hiện tại, tương lai. Tác phẩm tựa như một bản giao hưởng thuộc trường phái
ấn tượng mà các chủ đề xuất hiện, biến mất, tái hiện rồi lại biến mất cho đến
khi bùng nổ trọn vẹn. Tuy nhiên, không cần phải hiểu cặn kẽ từng câu trong kiệt
tác này mới có thể cảm nhận vẻ đẹp và sức quyến rũ của nó, và cái hấp dẫn người
đọc lại chính là những vùng mờ tối, những mặt trái sáng, mơ hồ lấp lửng ấy. Đôi
khi có những gian nan khi đọc tác phẩm của W. Faulkner đó là: hàng trang sách không
có dấu chấm câu, những đại từ nhân xưng không rõ chỉ vào ai, những ẩn dụ rắc
rối, bí hiể Chính vì thế, Âm thanh và cuồng nộ xứng đáng được gọi là một kiệt
tác của William Faulkner và nền văn học nhân loại.
7. ÔNG GIÀ
VÀ BIỂN CẢ
Ông Già Và
Biển Cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được
Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Tác phẩm là truyện
ngắn dạng viễn tưởng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác
của nhà văn, đoạt giải Pulitzer năm 1953.
Nhân vật trung tâm của các phẩm là một ông già đánh cá
người Cu-ba, người đã chiến đấu trong ba ngày đêm với con cá kiếm khổng lồ trên
vùng biển Giếng Lớn khi ông câu được nó. Sang ngày thứ ba, ông dùng lao đâm
chết được con cá, buộc nó vào mạn thuyền và lôi về nhưng đàn cá mập đánh hơi
thấy và lăn xả tới, ông lại đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập, phóng
lao, thậm chí cả mái chèo để đánh chúng. Ông giết được nhiều con, đuổi được
chúng đi, nhưng con cá kiếm của ông chỉ còn trơ lại một bộ xương khổng lồ. Ông
lão trở về khi đã khuya, đưa được thuyền vào cảng, về đến lều, ông nằm vật
xuống và chìm vào giấc ngủ, mơ về những con sư tử.
8. ĐẸP VÀ
BUỒN
Câu chuyện
chính của Đẹp và buồn kể về mối quan hệ tình yêu tay ba đầy bi kịch và tuyệt
vọng của Oki với tình nhân Otoko, và người vợ Fumiko.
Oki là một nhà văn đã có vợ, nhưng vẫn say đắm thiếu nữ
Otoko khi ấy mới 17 tuổi, bởi vẻ đẹp thanh khiết, quyến rũ. Sau đó khi Otoko có
thai, Oki không thể bỏ vợ và lấy Otoko nên Otoko sinh non, phát điên phải đi
bệnh viện tâm thần.
Khi đã khỏi bệnh, nàng theo mẹ chuyển về cố đô Tokyo. Oki
sau đó viết tác phẩm Thiếu nữ mười sáu và trở nên nổi tiếng. Nhưng tác phẩm ấy
đã khiến người vợ của Oki, khi ấy đang mang thai, rơi vào mệt mỏi suy kiệt và
trầm cảm, dẫn đến xảy thai.
Mối tình đau đớn ấy đã cướp đi sinh mạng của hai đứa trẻ
sơ sinh, trở thành nỗi ám ảnh cho các nhân vật trong tiểu thuyết. Mặc dầu vậy,
đó là câu chuyện của hai mươi năm trước, bi kịch chính của Đẹp và buồn thực sự
bắt đầu khi Keiko, học trò của Otoko, cũng là người say đắm Otoko xuất hiện,
với khao khát trả thù Oki.
9. CAO LƯƠNG
ĐỎ
Bối cảnh câu
chuyện là những năm 1920 và 1930 tại miền quê Cao Mật ở miền Nam Trung Hoa. Câu
chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, với nhân vật chính là bà nội của người kể
truyện. Cô gái trẻ đầy khát vọng yêu đương đã bị gả cho một người đàn ông mắc
bệnh phong. Ngày lên kiệu hoa, cô gái đầy chán chường ấy đã gặp và say mê một
trong những người phu kiệu khỏe mạnh, mà sau này đã trở thành tư lệnh Dư Chiêm
Ngao, người anh hùng phục kích đoàn xe Nhật. Ngày hôm ấy chính anh đã cứu cô
khỏi tay bọn cướp.
Hai ngày sau ở nhà chồng, cô thức trắng với con dao trong tay. Ngày thứ ba được
trả về, người phu kiệu đã cướp cô chạy vào rừng cao lương đỏ. Ba ngày hạnh phúc
trong rừng đã đem lại cho cô một đứa con trai, cha của người kể chuyện.
Năm 14 tuổi, người con trai gia nhập đoàn quân của Dư Chiêm Ngao mà ông vẫn coi là cha nuôi. Người con gái giờ đây đã là người thiếu phụ, ngày ngày vẫn làm bánh đem ra chiến trường khao quân. Trong một lần gánh bánh gặp đúng lúc xe giặc đang đi qua, bà đã hy sinh. Trước khi chết bà nói cho con trai biết về người cha thật sự, và ra đi nhẹ nhàng trên đệm cây cao lương, nơi đã chứng kiến tình yêu và hạnh phúc của bà.
CỦA CHUỘT VÀ NGƯỜI
Là tác phẩm
nổi tiếng nhất của John Steinbeck, “Của Chuột Và Người” được coi là khuôn mẫu
tiểu thuyết xuất sắc cho văn chương Mỹ.
Câu chuyện khắc họa nỗi cùng khổ của những người dân lao
động trong bối cảnh Đại khủng hoảng kinh tế, của những thân phận tột cùng cô
độc giữa một xã hội đầy rẫy bất công. Ở đó, ước mơ và hoài bão mắc cạn trong
cái vòng luẩn quẩn, còn khát khao làm chủ số phận chỉ là một ảo giác an thần
kéo lê những đôi chân trĩu nặng không ngừng bôn ba xê dịch.
Với lối kể chuyện giản dị, giàu cảm xúc, cùng cấu trúc ba
hồi khúc chiết như một vở kịch, “Của Chuột Và Người” đã góp phần đưa John
Steinbeck trở thành nhà văn sáng tác về tầng lớp lao động xuất sắc nhất nước Mỹ
tothonmoingay.com phattrien-banthan.blogspot.com
tothonmoingay.com phattrien-banthan.blogspot.com
tothonmoingay.com phattrien-banthan.blogspot.com